Khi sử dụng các thiết bị chiếu sáng, người ta vẫn hay nhắc đến cường độ ánh sáng. Vậy cường độ ánh sáng là gì và cách đo cường độ ánh sáng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Hiểu rõ về cường độ ánh sáng giúp bạn lựa chọn và bố trí đèn một cách hiệu quả, đảm bảo môi trường sống và làm việc được chiếu sáng đầy đủ và tiết kiệm năng lượng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu khái niệm cường độ ánh sáng và các công thức liên quan mà bạn cần biết.
Cường độ ánh sáng là gì?
Cường độ ánh sáng là một đại lượng đo lường lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng trong một hướng cụ thể. Đơn vị đo cường độ ánh sáng là candela (cd), biểu thị mức độ sáng của nguồn sáng trong một góc khối nhất định. Cường độ ánh sáng giúp xác định độ mạnh yếu của ánh sáng từ các thiết bị chiếu sáng, từ đó hỗ trợ việc lựa chọn và bố trí đèn trong các không gian khác nhau để đảm bảo chiếu sáng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
Cụ thể như sau: 1 Candela của nguồn sáng là 1 lumen cường độ ánh sáng của nguồn sáng đó phát ra theo 1 hướng nhất định trong một góc đặt.
Nguồn sáng có cường độ sáng 1 Candela sẽ phát ra 1 lm (đơn vị đo của quang thông) trên diện tích 1m2 tại khoảng cách 1m kể từ tâm nguồn sáng.
Công thức tính cường độ ánh sáng.
Công thức đo cường độ ánh sáng cụ thể như sau:
I = Ф / ω,với đơn vị là: 1 Cd = 1 lm/sr
Trong đó: Ф là Lumen. Quang thông của bóng đèn.
ω là diện tích chiếu sáng của mỗi không gian khác nhau.
Ví dụ:
- Một ngọn nến có quang thông là 1 lm, trên diện tích 1m2 tính từ tâm nguồn sáng, cường độ ánh sáng của ngọn nến khi chiếu sáng là 1000 Cd = 1 kcd = 1 Candela.
- Ngọn đèn có công suất 150w, quang thông là 19500 lm, trên diện tích chiếu sáng từ tâm nguồn sáng là 25m2, cường độ ánh sáng của đèn khi chiếu sáng là: 19500/25 = b780 Candela.
Cách đo cường độ ánh sáng.
Để đo cường độ ánh sáng, người ta thường dùng các dụng cụ chuyên dụng như sau:
Máy đo cường độ ánh sáng.
Dụng cụ này có khả năng đo và kiểm tra cường độ ánh sáng của nguồn sáng tại một điểm hoặc một khu vực nhất định. Cấu tạo của máy bao gồm một bộ cảm biến với ánh sáng bên ngoài có khả năng đo đơn lẻ với nhiều giá trị đo được xác định trước. Kết quả đo cường độ ánh sáng được lưu trữ tự động ở bộ nhớ trong màn hình LCD của máy.
Người dùng có thể thực hiện các thao tác lấy mẫu và lấy kết quả với thời gian khá nhanh, ngoài ra còn có ưu điểm phạm vị đo rộng và thời gian sử dụng lâu dài, giúp cho công việc của con người thuận tiện và dễ dàng hơn.
Trên thị trường hiện nay có một số dòng máy đo cường độ ánh sáng được sử dụng phổ biến là: KIMO LX50, Tenmars TM-203,.
Thiết bị cảm biến cường độ ánh sáng.
Đây là một thiết bị quang điện cảm biến ánh sáng, cơ chế hoạt động của nó là sẽ thụ động chuyển đổi năng lượng ánh sáng (photon) thành năng lượng điện (electron). Tùy vào những ứng dụng và nhu cầu đo lường khác nhau mà cảm biến ánh sáng có nhiều loại khác nhau.
Trên thị trường hiện nay có một số loại máy cảm biến cường độ ánh sáng được sử dụng rộng rãi như: BH1750 esp8266; Lux TSL 256,..
Cường độ ánh sáng của đèn Led.
Đèn Led là thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay, cường độ ánh sáng của đèn Led có các đặc tính sau:
- Hiệu quả chiếu sáng cao: Đèn Led có khả năng chuyển đổi năng lượng điện thành ánh sáng một cách hiệu quả hơn so với các loại đèn truyền thống, giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí.
- Chỉ số CRI là chỉ số hoàn màu, nó sẽ phản ánh sự trung thực của màu sắc ánh sáng theo thang đo từ 0 – 100 Ra. Những dòng đèn Led có chỉ số CRI là 85 – 90 Ra được đánh giá là tương đối cao
- Tuổi thọ dài: Đèn Led có tuổi thọ cao hơn nhiều so với các loại đèn khác, giảm thiểu tần suất thay thế và bảo trì.
- Độ sáng điều chỉnh được: Nhiều loại đèn Led cho phép điều chỉnh cường độ ánh sáng, giúp tùy chỉnh ánh sáng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau.
Trên đây là những thông tin về cường độ ánh sáng và công thức liên quan để bạn tham khảo.