Empty cart

Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Hotline 0901.116.123 Bảo hành 1900.0999.01 Hợp tác Dự án (028) 999.99.123

5 Cách sửa đèn pha LED không sáng tại nhà đơn giản

Bạn đã bao giờ gặp tình trạng đèn pha LED đột nhiên không sáng? Hầu hết các lỗi của đèn pha đều có thể khắc phục tại nhà với một chút kiến thức và công cụ đơn giản. Trong bài viết này DMT Light sẽ chỉ ra 5 cách sửa đèn pha led không sáng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Hãy cùng khám phá ngay !

Chip LED bị hư hỏng 

Trong các sự cố thường gặp của đèn pha Led, chip Led bị hư hỏng là nguyên nhân phổ biến và cũng là lỗi gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát sáng của đèn. Vì vậy, khi đèn pha không sáng hoặc sáng yếu bất thường, đây là bộ phận đầu tiên cần kiểm tra.

Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân cụ thể khiến chip LED hư hỏng và cách kiểm tra, thay thế đơn giản ngay tại nhà để khắc phục hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Nguyên nhân

Tình trạng chip LED hỏng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: từ chất lượng linh kiện, điều kiện sử dụng cho đến cách lắp đặt và môi trường vận hành. Theo thời gian sử dụng lâu dài, chip có thể bị cháy hoặc xuống cấp do chất lượng kém. 

Tình trạng này thường xảy ra khi đèn hoạt động ở nhiệt độ cao, tản nhiệt kém hoặc nguồn điện không ổn định.

Nguyên nhân cụ thể: Sử dụng chip LED kém chất lượng hoặc đèn hoạt động ở nhiệt độ cao liên tục,..

cách sửa đèn pha led
Cách sửa đèn pha led khi Chip Led bị hỏng

Cách sửa chữa

Hãy kiểm tra bằng đồng hồ đo điện (hay còn gọi là Đồng hồ vạn năng) để xem chip Led có còn hoạt động hay không và nếu chip hỏng không hoạt động, bạn có thể thay thế bằng chip Led cùng loại (Bạn có thể kiểm tra thông số kỹ thuật trên đèn). 

Bạn nên lựa chọn chip LED từ thương hiệu uy tín như Cree, Bridgelux, Osram, Nichia, Lumileds, và Epistar,… để đảm bảo độ bền và ổn định. 

Bộ nguồn Driver hở mạch

Driver đóng vai trò như một “bộ nguồn” kiểm soát dòng điện phù hợp để đèn hoạt động ổn định. Nếu driver gặp sự cố như hở mạch, đứt linh kiện hoặc cháy tụ, toàn bộ đèn sẽ không thể sáng dù chip vẫn còn tốt.

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết và cách xử lý đơn giản, bạn có thể thực hiện tại nhà.

Nguyên nhân

Nếu một mạch điện bên trong driver bị đứt hoặc hở, dòng điện sẽ không được truyền đến chip LED, khiến đèn hoàn toàn không sáng.

Nguyên nhân này đôi khi xuất phát từ việc đèn hoạt động trong thời gian dài, chịu nhiệt độ cao, hoặc bị ẩm, oxi hoá tại các mối hàn.

Dấu hiệu & Nguyên nhân: Mặc dù đã kiểm tra nguồn điện nhưng đèn vẫn không sáng và nguyên cụ thể là do nguồn Driver bị cháy do quá tải hoặc Lỗi từ nhà Sản xuất. 

Bộ nguồn driver bị hỏng
Bộ nguồn driver bị hỏng

Cách Khắc phục

Trước hết, hãy ngắt hoàn toàn nguồn điện để đảm bảo an toàn. Sau khi tháo vỏ đèn, bạn kiểm tra mạch driver xem có mối hàn nào lỏng, đứt hoặc tụ điện, điện trở bị hỏng.

Nếu phát hiện mối hàn lỏng, bạn chỉ cần dùng mỏ hàn và hàn lại, kiểm lại các chân tiếp xúc. Nếu tụ điện hoặc điện trở hư, bạn nên thay thế bằng một linh kiện cùng trị số.

Hiện nay, trên thị trường có những bộ nguồn Driver với những thương hiệu uy tín như: Done, Philips, Meanwell, Inventronics, Bridgelux, Cree… những bộ nguồn nổi tiếng này giúp bạn an tâm hơn và có chính sách bảo hành rõ ràng. 

Dây điện bên trong đèn bị lỏng hoặc đứt

Khi đèn không sáng hoặc sáng chập chờn, đây là một trong những vị trí bạn nên kiểm tra. Lỗi liên quan đến dây dẫn thường không quá phức tạp nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát sáng của đèn.

Phần dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết lỗi này và cách xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sửa tại nhà.

Nguyên nhân

Trong lúc sử dụng, đèn luôn chịu rung động, va đập hoặc thay đổi nhiệt độ, nên các mối nối hoặc đoạn dây bên trong đôi khi sẽ lỏng ra hoặc đứt hoàn toàn và khi đó dòng điện sẽ không thể truyền qua một mạch đứt, đèn sẽ không nhận được nguồn điện để hoạt động.

Dấu hiệu cho thấy: đèn chập chờn hay sáng tắt thất thường và nguyên nhân có thể là do dây điện bị lỏng hay ăn mòn mối nối. 

sửa đèn led pha
Sửa đèn pha led khi bị đứt dây hoặc lỏng

Cách xử lý

Tình trạng này thường xảy ra khi đèn đóng mở, dịch chuyển nhiều, hoặc khi các mối nối tiếp xúc kém theo thời gian.

  • Đầu tiên, hãy ngắt hoàn toàn nguồn điện để đảm bảo an toàn.
  • Mở vỏ đèn bằng tua vít phù hợp, kiểm kiểm thật kỹ các mối nối, đoạn dây xem có chỗ nào đứt, lỏng hoặc tiếp xúc kém.
  • Nếu phát hiện đứt, bạn nên cắt bớt đoạn hỏng, sau đó nối bằng một đoạn dây cùng kích cỡ, rồi hàn lại để tiếp xúc được chắc chắn.
  • Nếu mối nối chỉ lỏng, bạn hoàn toàn có thể siết chặt, hàn lại hoặc quấn băng dính cách điện để tăng độ tiếp xúc.

Nên sử dụng ống co nhiệt thay băng dính nếu muốn mối nối bền, an toàn và gọn gàng hơn. Kiểm lại bằng đồng hồ vạn năng nếu bạn chưa hoàn toàn yên tâm.

Bộ phận tản nhiệt yếu

Nếu nhận thấy đèn LED có dấu hiệu sáng yếu, mờ dần, nhanh hỏng, đây có thể là khu vực bạn nên kiểm tra tiếp theo. Việc đánh giá đúng hiệu suất tản nhiệt sẽ giúp bạn xử lý vấn đề sớm và kéo dài tuổi thọ cho đèn.

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết và hướng xử lý nếu đèn của bạn đang gặp tình trạng quá nhiệt.

Nguyên nhân

Nếu tản nhiệt không đủ, nhiệt sẽ tích tụ lại, làm nóng chip, ảnh hưởng đến tuổi thọ và khả năng phát sáng của đèn. Tình trạng này thường xảy ra khi các lá tản nhiệt bị bám bụi, két bẩn hoặc thiết kế tản nhiệt chưa đủ lớn.

Dấu hiệu nhận biết: Ánh sáng có thể lúc mạnh, lúc yếu – Xuất hiện vệt nám hay biến màu.

Dùng keo tản nhiệt cho đèn pha
Dùng keo tản nhiệt cho đèn pha led

Cách xử lý 

Nếu đèn nóng mà không được giải nhiệt kịp thời, chip LED sẽ suy yếu, ánh sáng mờ dần hoặc đèn hoàn toàn tắt.

  • Vệ sinh các khe tản nhiệt: Dùng khăn khô hoặc chổi mềm để quét sạch bụi bẩn, mạng nhện bám ở các khe, lá tản nhiệt.
  • Bổ sung keo tản nhiệt: Nếu phát hiện keo tản nhiệt phía sau chip LED đã khô hoặc suy giảm, bạn nên tháo chip ra, lau sạch keo cũ, bôi một lớp keo tản nhiệt hoàn toàn mới để truyền nhiệt tốt hơn.
  • Kiểm tra vị trí lắp đặt: Hãy đảm bảo đèn được lắp ở khu vực thông thoáng, không bị che khuất bởi vật cản, để luồng không khí được lưu thông.

Nếu đèn hoạt động ở nơi nóng, ít gió, bạn có thể xem xét sử dụng tản bằng nhôm lớn hơn để tăng khả năng giải nhiệt.

Nếu bạn chưa rõ các bộ phận bên trong đèn hoạt động ra sao, bạn có thể tham khảo thêm phần: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn pha LED.

Đèn bị ngấm nước hoặc hơi ẩm

Với các mẫu đèn pha LED sử dụng ngoài trời, việc tiếp xúc thường xuyên với mưa hoặc độ ẩm cao là điều khó tránh khỏi. Nếu đèn bỗng nhiên tắt sau mưa hoặc bên trong xuất hiện hơi nước, bạn nên nghĩ đến khả năng đèn đã bị ảnh hưởng bởi độ ẩm hoặc nước ngấm từ bên ngoài.

Hãy kiểm tra kỹ lưỡng nếu bạn nghi ngờ đèn bị ảnh hưởng bởi nước hoặc độ ẩm – đây là lỗi có thể xử lý được nếu can thiệp sớm.

Nguyên nhân

Đèn pha LED thường được sử dụng ngoài trời nên dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường như mưa, độ ẩm cao hoặc nước đọng. Nếu lớp chống nước của đèn không còn hiệu quả, nước có thể xâm nhập vào bên trong, gây chập mạch hoặc làm oxy hóa các linh kiện dẫn đến đèn không sáng.

Dấu hiệu & Nguyên nhân: Đèn đột nhiên tắt sau trời mưa, bên trong có hơi nước hoặc nước đọng. Nguyên nhân là do lớp chống nước (gioăng cao su, keo viền, ron chống thấm) bị hở, xuống cấp hoặc đèn không đạt chuẩn IP khi lắp ngoài trời.

đèn bị ngấm nước
Đèn pha led bị ngấm nước hoặc hơi ẩm

Cách khắc phục

Kiểm tra lớp chống nước (IP) của đèn và nếu thấy lớp chống nước hỏng, bạn hãy dùng keo Silicon quanh viền đèn. Nếu đèn bị ngấm nước, cần sấy khô và kiểm tra linh kiện bên trong đèn , tránh tình trạng không kiểm tra sẽ ảnh hưởng rò rỉ và gây chập mạch. 

Lời khuyên bạn hãy sử dụng những loại đèn có chỉ số IP65 trở lên dành cho môi trường ngoài trời để đảm bảo chống nước, chống bụi.

Kết luận

Sửa chữa đèn pha LED tại nhà không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn mang lại cảm giác thành tựu khi tự khắc phục vấn đề. Với 5 nguyên nhân và cách sửa chữa trên, bạn hoàn toàn có thể “hồi sinh” chiếc đèn của mình chỉ trong vài bước đơn giản. 

Nếu bạn cần linh kiện chất lượng hoặc muốn tìm hiểu thêm về các loại đèn pha LED chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Bạn đã từng gặp vấn đề nào với đèn pha LED? Chia sẻ kinh nghiệm của bạn trong phần bình luận nhé!

Liên hệ DMT Light ngay để được kiểm tra, tư vấn và khắc phục bởi đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm – hoàn toàn tiện dụng, nhanh chóng và đảm bảo an toàn.

Chính sách bán hàng và hậu mãi tốt.

Với chính sách bán hàng và bảo hành của DMT Light bạn có thể hoàn toàn yên tâm về những vấn đề về chất lượng và bảo hành của sản phẩm.

  • 1 đổi 1 trong 30 ngày đầu tiên nếu lỗi nhà sản xuất hoặc đèn không đúng như cam kết. Chế độ bảo hành uy tín theo từng sản phẩm, yên tâm tuyệt đối khi mua hàng. (Không áp dụng với một số mẫu đèn năng lượng mặt trời cao cấp)
  • Thời gian bảo hành lên đến 36 tháng (tùy sản phẩm, tham khảo chi tiết tại mục thông số của đèn).
  • Đặt hàng và thanh toán tại nhà bằng hình thức COD thông qua các đơn vị vận chuyển uy tín: Nhất Tín, Viettel Post, GHTK… Được quyền kiểm tra, thử đèn trước khi thanh toán.
  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ một triệu (1.000.000vnđ).
  • Giảm giá 5 – 10% cho đơn hàng tiếp theo tại DMT Light.
  • Sản phẩm cung cấp luôn đúng thông số, đúng chất lượng và đúng giá.
  • Giảm ngay 50.000đ khi mua hàng trực tiếp tại DMT Light.

Liên hệ ngay DMT Light để được hỗ trợ tốt nhất
Hotline 0901.116.123

Bán hàng
0978.126.123 Hotline
CSKH/Khiếu nại
1900.0999.01 Hotline
092.173.5678 (Mr.Ngân)
Top
Mục lục
Đóng So sánh ngay Xoá tất cả sản phẩm
Đóng

Tìm kiếm sản phẩm

0901.116.123